Quy trình thi công sơn epoxy gồm có những bước nào?
Ngày nay, việc áp dụng cũng như sử dụng loại sơn epoxy ở trong ngành công nghiệp dần dần trở thành một tiêu chuẩn không thể tách rời, nhất là những nước tư bản trên thế giới chẳng hạn như: Châu Âu, Mĩ, Nhật,... Vậy quy trình thi công sơn epoxy được diễn ra như thế nào? Bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1. Điều kiện trong quy trình thi công sơn epoxy
a. Điều kiện bê tông
Sàn bê tông phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
- Bề mặt phải bằng phẳng, trường hợp không bằng phẳng cần sửa chữa đến khi đạt yêu cầu
- Bề mặt không dầu mỡ, không bụi bẩn, sạch sẽ. Loại bỏ vết bẩn bằng cách sử dụng hóa chất chuyên dụng hay các biện pháp làm sạch
- Độ ẩm trước khi thực hiện sơn epoxy sẽ phải nhỏ hơn 5%
- Sau 28 ngày hoàn thành sàn bê tông thì mới được thực hiện thi công sơn epoxy
- Bê tông cần phải được thiết kế có hệ thống thẩm thấu ngược hoặc ngăn ẩm
- Cường độ khả năng chịu nén phải đạt tối thiểu là 25N/mm2
- MAC: >250
b. Điều kiện trong thi công sơn epoxy
Mặt sàn epoxy chính là sự giao thoa giữa bề mặt sàn bê tông cùng với sơn sàn epoxy, khi mà bề mặt bê tông đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ bắt đầu tiến hành sơn epoxy. Cho nên trong quy trình thi công phải đáp ứng được những yêu cầu là:
- Lớp phủ: phần lớp giữa có khả năng chống trượt trượt khi mà đã đạt yêu cầu thì sẽ bắt đầu tiến hành sơn phủ, lớp sơn phủ sẽ có độ dày tương đương khoảng 0,1mm. Xuyên suốt quá trình thực hiện thi công, người thợ có thể pha bổ sung 5 – 10% chất pha loãng, điều này tùy thuộc vào thời gian cũng như điều kiện khi thi công
- Lớp chống trượt: phần lớp lót khi đã đạt được yêu cầu thì mới bắt đầu tiến hành sơn lớp chống trượt, phần lớp phủ ở giữa chống trượt sẽ thi công bằng da gọt, cọ quét hay rulo. Khi mà đã thi công xong hoàn thiện thì cần phải rải cát đều và dày nhằm chống trơn trượt
- Lớp lót: phần lớp lót sẽ được phủ lên hoàn toàn ở trên vật liệu, cần phải đảm bảo không quá bị vón cục hay quá dày. Để có được độ bám dính là tốt nhất thì cần phải bắt buộc tuân thủ theo yêu cầu kĩ thuật
2. Quy trình thi công sơn epoxy
a. Bước 1: Trước khi sơn cần phải chuẩn bị mặt sàn
Màn sàn tiêu chuẩn đạt yêu cầu sẽ đổ bê tông với MAC từ 300 trở lên, trước đó đã sử dụng loại máy xoa mặt nhằm đánh bóng và làm phẳng. Bề mặt cần phải đảm bảo được những tiêu chuẩn về độ bóng, ví dụ như: không bị tách với lớp bê tông, không lỗ chỗ hay không mấp mô. Bên cạnh đó, sản cũng cần phải bảo đảm rằng không có hiện tượng bị thấm ngược, đã được dải vải địa giúp chống thấm.
Trong quy trình thi công, bề mặt sàn để sạch sẽ nhất người thợ cần phải dùng máy vệ sinh công nghiệp. Trước khi tiến hành các bước tiếp theo thì cần phải tiến hành trám vá các vị trí bị lồi lõm đồng thời xử lý ẩm tại những vị trí mà có độ ẩm cao.
Nếu ở những diện tích không gian thi công có quá nhiều vị trí lồi lõm, bê tông bị nứt hay bê tông vẫn chưa đạt tiêu chuẩn Max hay cốt nền bị yếu thì khi thi công cần phải tuân theo quy trình được xử lý nghiêm ngặt hơn cũng như xem xét thật kĩ lưỡng:
b. Bước 2: Sơn lót
Trong chuỗi quy trình thi công sơn epoxy đây là bước tương đối quan trọng, cần phải đảm bảo:
- Bề mặt xử lý sạch sẽ
- Lớp sơn lót bám dính tốt
- Trám vá cực kì kĩ lưỡng
- Khi lăn phải tránh những tình huống bỏ sót và cần lăn đều
c. Bước 3: Tiến hành sơn phủ
Khi mà lớp lót hoàn toàn khô ráo thì mới bắt đầu tiến hành sơn phủ, cần phải cẩn thận trong quy trình thi công để có được kết quả như mong muốn.
Qua những bước trong quy trình thi công sơn epoxy vừa điểm qua ở trên, mỗi khách hàng có thể sẽ hiểu rõ hơn về quy trình này cũng như kiểm tra được công trình của mình tốt nhất. Nếu quý khách cần hỗ trợ chi tiết quy trình thi công cho từng hạng mục liên hệ hotline
Hotline: 0919 549 229
Website: http://www.donghiepepoxy.com/
Địa chỉ: B44 đường C, P Tân Thới Nhất, quận 12, tpHCM
Email: vandoi.donghiep@gmail.com