Giải pháp xử lí sàn
Dù nhà xưởng của bạn có bề mặt bề tông được sử dụng lớp harderne phủ ngoài nhưng cũng không tránh khỏi thời gian làm cho lớp phủ đó mài mòn. Chính vì thế mà việc sơn epoxy giúp cho mặt sàn chống bám bụi, chống trơn trượt, thuận tiện cho việc di chuyển, sản xuất nên sẽ là lựa chọn tuyệt vời của các chủ doanh nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được giải pháp xử lí sàn tối ưu.
1. Vì sao phải xử lí sàn trước khi sơn epoxy?
Trên thị trường hiện nay có 2 dòng sơn epoxy đang được sử dụng khá thịnh hành, đó là sơn phủ epoxy và sơn epoxy tự san phẳng. Tùy theo mục đích sử dụng mà quý khách có thể chọn loại sơn phù hợp vì mỗi loại sơn có những ưu điểm và hạn chế khác nhau.
- Sơn epoxy san phẳng: đây là loại sơn có đặc tính tự cân bằng, có tính thẩm mỹ cao, chịu lực rất tốt. Đặc biệt là sản phẩm còn có tính kháng khuẩn nên được sử dụng chủ yếu ở sàn nhà của bệnh viện, dược phẩm… giá thành của sơn epoxy san bằng thì thường có giá khá cao nên việc lựa chọn sơn này tốn không ít chi phí.
- Sơn phủ epoxy: đây là loại sơn phủ 3 lớp, chịu lực tốt, không bám bụi, bảo vệ sàn nhà xưởng và có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó thì giá cả hợp lý, có thể nói là dễ chịu hơn so với sơn epoxy san bằng.
Vì sao phải xử lí sàn trước khi sơn? Xử lí mặt sàn trước khi sơn là một khâu rất quan trọng trong việc sơn sàn bởi nếu thiếu đi bước này thì màu sơn sẽ không chuẩn, tính thẩm mỹ không cao. Nếu việc xử lí bề mặt sàn tốt thì kết quả thu lại sẽ cao như bề mặt sơn tốt, tuổi thọ cao… Chính vì thế, đối với bề mặt cũ hay mới thì quý khách cũng đều nên làm sạch bề mặt và phải đảm bảo bề mặt được xử lí một cách tốt nhất.
2. Giải pháp xử lí sàn
Khi sử lý sàn để sơn, bạn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:
Đối với sơn epoxy dung môi thì độ ẩm 5% là đạt chuẩn, còn đối với sơn epoxy gốc nước thì độ ẩm 8% là đạt yêu cầu. Nếu độ ẩm vượt quá ngưỡng thì cần xử lý kỹ càng trước khi sơn vì độ ẩm dễ khiến lớp sơn epoxy bị bong tróc. Để khắc phục tình trạng này bạn cần dùng vữa ngăn ẩm để ngăn chặn độ ẩm bốc hơi nước lên. Hiện nay thì người ta có hai phương pháp để kiểm tra độ ẩm đó là phương pháp thủ công và đo độ ẩm bằng máy. Việc đo độ ẩm bằng máy không chỉ nhanh, chính xác mà còn tiết kiệm thời gian.
b. Xử lí bề mặt sàn
Mặt sàn đạt chất lượng, màu sơn chuẩn khi mặt sàn được xử lí kĩ càng, chỉn chu. Trong bước này, bạn cần lấy hết những bụi bẩn, bùn đất bám trên mặt sàn. Bạn có thể sử dụng máy mài cùng với máy hút bụi để loại bỏ một cách triệt để tạp chất. Cần phải chắc chắn rằng bạn loại bỏ được tối đa các bụi bẩn bám trên mặt sàn. Khâu này rất quan trọng nên trong quá trình thi công cần sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thực hiện đúng trình tự, đầy đủ các bước. Thiếu một bước nào thì đều ảnh hưởng đến chất lượng sơn.
c. Sửa chữa bề mặt bề tông bị nứt
Điều này rất đơn giản, đối với bề mặt bê tông bị nứt thì bạn chỉ cần làm một lớp vữa epoxy chat lên là được.
d. Vệ sinh bề mặt sàn
Không chỉ tạo nhám mà việc làm sạch bề mặt sàn cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới kết quả cũng như chất lượng sơn.
Tìm một địa chỉ thi công đáng tin không hề đơn giản khi mà trên thị trường hiện nay có quá nhều cơ sở mọc lên như nấm. Đến…..., đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, đội ngũ thi công trách nhiệm, tỉ mỉ.